Hits: 20
Nói đến vật liệu xây dựng thì không thể không nhắc đến thép xây dựng. Thực tế cho thấy, bất cứ công trình xây dựng nào cũng cần đến thép xây dựng.
Và giá thép xây dựng cũng được mọi người quan tâm nhiều. Nếu giá thép xây dựng mềm (rẻ) thì công trình dễ dàng tiết kiệm chi phí.
Trên thị trường thép xây dựng hiện nay, có rất nhiều thương hiệu khác nhau để khách hàng lựa chọn như: thép Hòa Phát, thép Pomina, thép An Khang. Bên cạnh đó còn có các loại thép hình như: thép chữ V, thép chữ U, thép chữ I, thép chữ H, thép ray, thép ống… với giá cả khác nhau tùy theo sản phẩm cáp thép.
Giá thép cũng thường hay biến động, chủ yếu tăng là do lượng cung cấp ra và lượng nhu cầu vào không cân đối. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế từ nhiều năm trước tác động vào, nó ảnh hưởng đến tất cả các mặt hàng, trong đó có mặt hàng thép xây dựng. Từ việc nhu cầu tiêu thụ thép của toàn thị trường giảm xuống, giá thép xây dựng phải giảm xuống.
Khi khủng hoảng kinh tế được phục hồi, giá cả các mặt hàng tăng lên, giá thép xây dựng cũng theo đó tăng lên. Để bù đắp cho khoản thua lỗ trước đó, các doanh nghiệp trong ngành này buộc phải tăng giá thép xây dựng lên. Đây là một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận và không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, giá cả của mặt hàng nhiên liệu xăng dầu cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thép xây dựng. Giá xăng dầu tăng thì buộc giá thép xây dựng cũng phải tăng lên.
Có nhiều câu hỏi đặt ra lo ngại rằng các doanh nghiệp có thể tự ý tăng giá thép xây dựng không? Trong các bài báo kinh tế, một số nhà chức trách trong ngành khẳng định rằng doanh nghiệp không thể tự ý tăng giá thép xây dựng, tất cả đều có sự quản lý chặt chẽ của kinh tế nhà nước và tình hình cạnh tranh gay gắt giữa nhiều thương hiệu với nhau nên giá thép xây dựng khó có thể tự ý tăng giá. Như chúng ta đã biết, bỏ qua những chênh lệch nhỏ về chất lượng, thì giá cả giữa các mặt hàng có tính chất quyết định không nhỏ đến việc khách hàng chọn mua sản phẩm đó hay không.