Hits: 136
Nhằm giảm thiểu sức lao động của con người và nâng cao hiệu suất làm việc, cáp thép chịu lực nâng hạ chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách phân loại Cáp thép chịu lực nâng hạ để bạn đọc phân biệt và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Cáp thép nâng hạ hàng hóa hiện nay được biết đến gồm 3 loại thông dụng là: 6x 36 và 6x 37, trong đó các thông số này biểu thị số lượng sợi cáp dùng để bện thành một sợi cáp hoàn thiện.
Do vậy tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người, cũng như mục đích sử dụng mà khách hàng nên chọn loại cáp thép nâng hạ phù hợp. Việc làm này nhằm đảm bảo tính an toàn, cũng như tuổi thọ của sản phẩm. Hiện nay trên thị trường người ta thường dựa vào cấu tạo của thép, để xác định là thép cáp cứng hay cáp mềm.
Đối với cáp cứng thường có cấu tạo nhiều sợi cáp, và có khả năng chịu lực nâng hạ tốt hơn, nên được ứng dụng vào nhiều công trình nặng. Đồng thời còn được sử dụng để làm cáp neo, cáp căng, cáp dự ứng lực.
Còn đối với cáp mềm thì có cấu tạo ít sợi hơn, nhưng về độ bền và khả năng chịu lực sẽ kém hơn so với cáp cứng. Tuy nhiên ưu điểm nổi bật của sản phẩm, chính là rất dẻo, dễ uốn chỉnh, dễ cuốn vào tang cuốn, nên được ứng dụng để làm cáp thép nâng hạ trong tời kèo, cần trục tháp.
Cáp thép chịu lực nâng hạ được sử dụng phổ biến trong tất cả các hoạt động như di chuyển, căng giằng nhà xưởng, thi công xây dựng. Công dụng chính là dây chịu tải chính và chịu lực toàn bộ trong các hoạt động cẩu, hay nâng hạ hàng hóa.
Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Được làm từ nhiều cấu trúc như 6x 36+ FC, 6X 37+ FC, 6X 36+ IWRC… có lõi thép đay. Trong đó các tao thép được bện vào nhau rất chắc chắn và xoắn quanh một sợi lõi bên trong.
– Bề mặt sợi cáp thép nâng hạ được xử lý bao gồm mạ dầu, mạ kẽm hay không mạ.
– Có tải trọng làm việc lớn.
Do vậy khi lựa chọn cáp thép chịu lực nâng hạ, khách hàng cần dựa vào các tiêu chí sau:
– Loại cáp mới, không phải là loại tái sử dụng, cũng như không bị gỉ sét hay bị xoắn.
– Kết cấu sợi cáp an toàn trong thi công,chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
– Chịu được va đập mạnh và ít bị mài mòn trong quá trình sử dụng.
– Độ an toàn cáp thép đạt chuẩn sử dụng trong cơ cấu nâng hạ.